Áo Dài Đồng Phục Học Sinh, Đồng Phục May Sẵn, Đồng Phục Tổng Hợp

Áo Dài Đồng Phục – Tinh Hoa Việt Nam

Áo dài đồng phục từ thời xa xưa đã được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Quốc phục này được gắn liền với hình dáng uyển chuyển của người phụ nữ, làm tôn lên nét đẹp thanh tao và đường nét yêu kiều trên đôi má ửng hồng người thiếu nữ.

Khi nhắc về nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, người ta thường hình dung người phụ nữ trong chiếc áo dài lụa thướt tha, đầu đội nón lá dưới ánh nắng trên con đường phố cổ. Nhưng khác với nón lá đã bắt đầu tàn lụi vì đang trở nên kém thời trang. Áo dài lại không như thế.

Phụ nữ trong áo dài đồng phục và nón lá
Những người phụ nữ trong chiếc áo dài lụa thướt tha, đầu đội nón lá dưới ánh nắng trên con đường phố cổ (Ảnh: Pinterest)

Đôi nét về áo dài đồng phục

Khởi nguồn của áo dài đồng phục

Có thể nói, áo dài chứa đựng tâm hồn và hơi thở của người phụ nữ Việt. Đồng thời cũng là minh chứng cho dòng chảy của thời gian. Chính bởi tà áo thướt tha đã nhẹ nhàng sải bước, in hằn các dấu chân trên những áng văn thơ, những bài hát âm hưởng dân ca, những bức tranh hội họa. Tất cả là nguồn cảm hứng vô tận của những tâm hồn nghệ sĩ đã đi qua bao nhiêu thói đời.

Áo dài đồng phục xưa
Áo dài đồng phục xưa (Ảnh: Internet)

Trải qua ngần ấy thời gian từ thuở hồng hoang cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kì một xác thực nào về cội nguồn đầu tiên của chiếc áo dài đồng phục. Nhưng kể từ thời điểm Chúa Nguyễn Phúc Khoát, một vị vua trị vì miền Nam Việt Nam vào đầu những năm 1700, khái niệm này được ra đời. Cũng bởi ông yêu cầu các cận thân của mình mặc áo dài ngoài quần dài.

Thời điểm này, áo dài được xem là đồng phục lao động cho những người nông dân ngoài đồng ruộng. Với kiểu dáng rộng thùng thình bên ngoài, bên trong mặc một chiếc váy dài và một chiếc áo lót bên trong, có đai thắt ngang hông. Trang phục này mang tính thực dụng cao thay vì thẩm mỹ.

Những năm đầu của sự biến đổi

Trải qua những sự biến đổi không quá khác biệt. Cho đến đầu thập niên 30 của Thế kỷ XX, họa sĩ Cát Tường cùng với nhóm bạn nghệ nhân của mình, đã cách tân nên chiếc áo dài theo hơi hướng phương Tây – Lemur.

Hoàng hậu Nam Phương với áo dài truyền thống
Hoàng hậu Nam Phương trong bộ áo dài truyền thống (Ảnh: Pinterest)

Tà áo dài lả lướt dưới bóng chiều đã dần được in dấu trong tâm thức dân tộc Việt. Cũng bởi sự ấn tượng trước hình ảnh hoàng hậu Nam Phương thường xuyên lộng lẫy trong trang phục áo dài từ cuối những năm 1930 trở đi, đã làm dấy lên một cơn sốt thời trang. Trang phục này nhanh chóng trở thành hiện thân của sự đẳng cấp và tinh tế cho phụ nữ Việt Nam. 

Sự đón nhận tinh tế

Từ những năm 1940, các bức họa điêu khắc về hình dáng người phụ nữ bận áo dài trở nên phổ biến. Trong suốt những năm 1950 và 60, các hiệu may tân thời lúc bấy giờ ở Sài Gòn đã cho ra đời nhiều sản phẩm với kiểu dáng được cách tân như ôm sát cơ thể, tay áo raglan và các kiểu cổ áo khác nhau lấy cảm hứng từ thời trang phương Tây.

Những chiếc áo dài đồng phục cách tân thời xưa
Những chiếc áo dài cách tân thời xưa (Ảnh: Pinterest)

Cho đến năm 1974, Hồ Chí Minh đã viết một bài luận. Người cho rằng áo dài không phù hợp với đồng ruộng hay nhà máy. Bác yêu cầu người Việt nên thay đổi trang phục nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.

Kể từ đó, những tà áo này thường là trang phục dành cho những dịp đặc biệt. Một chiếc áo dài lụa xẻ tà ở eo kết hợp với quần lụa ống rộng thường có màu tương phản. Khi người bận bước đi, áo dài và quần cùng chảy với một nhịp điệu nhẹ nhàng đầy mê hoặc. 

Lựa chọn áo dài đồng phục

Màu sắc áo dài

Khi chọn áo dài, mỗi màu sắc đều thể hiện ý nghĩa và nét đẹp riêng. Những tông màu sáng, nhẹ nhàng thường được các thiếu nữ ưa chuộng. Cũng bởi chúng làm toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thùy mị của người con gái phương Đông. Ví như màu trắng được tượng trưng cho sự ngây thơ, thuần khiết của tuổi trẻ. Nên nó trở thành tông màu chủ đạo cho đồng phục áo dài học sinh. Riêng những tông màu trầm ấm thì khác. Màu sắc này thể hiện nét đẹp quý phái, sang trọng. đầy tinh tế. Chúng thường phù hợp với những người phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành, đã có riêng cho mình nét đằm thắm nhất định.

Màu sắc áo dài thể hiện ý nghĩa riêng
Thiếu nữ với màu sắc áo dài xanh thanh khiết (Ảnh: Lotus In Jade Well)

Song điều đó cũng không hoàn toàn đúng với thời hiện đại. Khi phong trào cách tân luôn tìm ra những bước sáng tạo mới cho thiết kế của họ. Hình ảnh người thiếu nữ bước đi trên phố dưới tà áo tối màu, tương phản với độ tuổi của họ, cùng sợi dây chuyền ngọc trai trên cổ, vẫn để lại ấn tượng sâu sắc trong ánh nhìn của người khác.

Ngoài ra, màu sắc cũng phụ thuộc vào mục đích mà sử dụng. Ví như ngày lễ Tết hay lễ cưới, màu đỏ được bắt gặp thường xuyên. Riêng các ngày dịp lễ truyền thống, các màu sắc được ứng biến tùy theo họa tiết, sắc thái và hoàn cảnh.

Họa tiết áo dài

Về họa tiết, tùy theo hoàn cảnh mà chiếc áo đồng phục này được thiết kế khác nhau. Chúng có thể chỉ là một chiếc áo trơn, không khác. Và chỉ được nhấn nhá ở màu sắc cùng đường nét của thiết kế. Chỉ chừng có vậy cũng đủ làm nổi bật tinh thần của người bận. Song cũng có rất nhiều hoa văn được điểm xuyến lên tà áo bằng nhiều cách.

Thiết kế nổi bật
Áo dài họa tiết rồng kỳ công và ấn tượng (Ảnh: Pinterest)

Những họa tiết hoàng gia có thể được kể đến, vì chúng mang đậm dấu ấn lịch sử. Nhưng lại không được sử dụng trong các dịp thông thường. Hầu hết chúng ta bắt gặp nền vải này ở các sự kiện truyền thông khi nhà thiết kế quảng bá cho bộ sưu tập của họ.

Để gần gũi hơn với đường phố cũng như gợi nhớ sự giản dị ngày xưa. Áo dài được ưu ái với những họa tiết dân gian. Những đóa hoa cũng được lựa chọn nhằm làm nổi bật dáng vẻ yêu kiều, thanh tú người thiếu nữ.

Chất liệu vải áo dài

Một số loại thông dụng sẽ được đề cập đến. Đầu tiên có thể kể đến vải chiffon. Chiffon được ưu ái bởi tính chất mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng mát. Tà áo được làm bằng chất liệu này tạo cảm giác linh hoạt, thướt tha và uyển chuyển.

Ngoài ra, chúng ta rất thường thấy áo dài đồng phục bằng lụa. Sự phổ biến của lụa rất rộng rãi. Bởi vì tính chất bền của lụa rất cao, khô nhanh và thoáng mát. Hình dáng khi khoác vải lụa lên người toát lên dáng vẻ điệu đà và đằm thắm.

Chất liệu vải làm tôn nét đẹp phụ nữ
Chất liệu vải làm tôn nét đẹp người phụ nữ (Ảnh: Internet)

Về mộc mạc, giản dị, linen có thể giải quyết điều đó. Linen là chất liệu được xem là đắt đỏ nhất thế giới. Với thành phần hoàn toàn tự nhiên và tốn rất nhiều kỳ công. Linen hoàn toàn có thể được sử dụng để may áo dài. Và dĩ nhiên, chúng vẫn dành trọn cho bạn nét đẹp thuần túy nhưng không kém phần tinh tế.

Không chỉ vậy, còn đa dạng các chất liệu khác để may áo dài có thể tham khảo như: gấm, ren, nhung, voan, đũi,…

May áo dài đồng phục

Bất kỳ ai cũng có thể bận áo dài như một cách thể hiện sự tôn trọng, cho bất kỳ dịp nào. Hãy thoải mái lựa chọn kiểu dáng và màu sắc của riêng bạn để thêm dấu ấn cá nhân. Để may áo dài đồng phục nổi bật, hãy ghé Sợi Chỉ Vàng. Tại đây, bạn có thể mua sắm chất lượng cao từ nguồn gốc. Ngoài ra Sợi Chỉ Vàng luôn cam kết về sự uy tín và cung cấp may đo theo yêu cầu.

Nhận xét đã đóng.